Mấy hôm nay Mít bắt đầu bắt chước bố mẹ dùng thìa chọc ngoáy thức ăn. Vào bữa là chọc chọc ngoáy ngoáy loạn xị. Mẹ nấu thức ăn nhiều hơn một chút, chia cho Mít một phần của riêng Mít tha hồ muốn làm gì thì làm. Mẹ có phần bên cạnh để đút riêng. Mít hì hục chọc thìa dĩa vào thức ăn, hầu như là làm tung tóe ra bàn, may lắm mới chọc được 1 miếng, mẹ khen nức nở, Mít sướnng ngất ngây...thế mà đưa lên đến miệng thì hầu như lại rơi ra mất...thi thoảng lắm mới có miếng vào được miệng...Mẹ lại hoan hô...Mít lại cười toe toét lại đút tới tấp cái dĩa không vào miệng...hihi... bây giờ em biết ngậm lại để giữ thức ăn trong miệng rồi mới rút dĩa ra rồi nhé. Mít rất thích cà rốt, có lẽ vì cái màu của nó bắt mắt... say sưa bốc cà rốt nhét miệng chén tì tì...Mẹ cứ bảo sao mãi tay Mít không khéo để nhét được thức ăn vào miệng, ối, giờ thì Mít vốc dâu tây nhét miệng dẻo kẹo, mồm còn đầy đã lại vốc quả khác, phồng mang trợn má mà nhai. Cả nhà cứ lăn ra mà cười vì Mít. Bữa ăn gia đình mình từ ngày có Mít vui hẳn lên.

 

Ôi, nhưng mà chặng đường còn gian nan lắm. Nhiều khi Mít không thích bát của mình, chỉ thích chọc vào bát mẹ đang chọc...không được thì khóc váng lên ăn vạ...Mà chọc để nghịch là chính, hất thức ăn bắn tung tóe ra ngoài, thỉnh thoảng mới đưa lên miệng ăn. Ôi thôi, bữa ăn của Mít bây giờ xong là như bãi chiến trường, nhoe nhoét hết cả...Nhưng mẹ đã xác định rồi, không sốt ruột là không sốt ruột.

 

Copy cái này của bác Huệ vào đây để tự nhắc nhở mình:

1-     Về việc ăn uống. Trẻ đầy năm đã biết cầm thìa ngồi ăn cùng mọi người trong nhà. Thời kì này, trẻ có làm cơm vung vãi cũng không sao, cứ cho trẻ thìa của mình, ngồi cùng bàn ăn với mọi người mỗi khi đến bữa. Làm vung vãi cơm nhiều lần, sẽ đến lúc trẻ tự nhớ được cái cách điều chỉnh để đưa được cơm vào miệng mà không bị vương vãi. Đây là điểm khởi đầu của tính tự giác. Ấy vậy mà vì trẻ làm vương vãi nhiều, không cho trẻ cầm thìa nữa, tính tự giác bị kìm hãm, năng lực phát triển cũng chậm lại. Không những chỉ chậm thôi, năng lực hầu như không phát triển tiếp được nữa. *Ôi ôi ôi, nhớ lấy câu này nhé”. Hơn nữa, tính tự giác bị kìm hãm dẫn tới trẻ thiếu ý muốn làm điều gì khác nữa. Cách khéo léo nuôi dưỡng ý chí muốn tự làm của trẻ nhỏ là bí quyết để hướng trẻ thành đứa trẻ tích cực. Trong khoảng từ 1 tới 3 tuổi, tính tự giác, tính tích cực phát triển rất mạnh. Thời kì này, bố mẹ quá chăm sóc sẽ là sự ức chế năng lực của trẻ mãi mãi. (đúng quá, bón cơm cho con ăn đến tận 5 tuổi vẫn phải bón, vẫn phải giục, khổ quá là khổ, trời ơi).

 

Đấy, cái được đâu chỉ là biết tự ăn.

Saaa, ganbaroooooo!

 

 

 

.